Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức nhi khoa

BỆNH SỞI VÀ “VŨ KHÍ” NGĂN CHẶN BÙNG PHÁT DỊCH

benh-soi-va-vu-khi-ngan-chan-bung-phat-dich

BỆNH SỞI VÀ “VŨ KHÍ” NGĂN CHẶN BÙNG PHÁT DỊCH

Trước khi vắc xin ra đời, bệnh sởi từng là thảm hoạ đối với con người. Thế giới có đến 100 triệu ca mắc sởi mỗi năm với 6 triệu người tử vong. Theo WHO năm 2021 ước tính có 128.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi do chưa được tiêm văc xin. Đầu năm 2024, dịch sởi đang có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 02/04/2024, đã có 42 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là chùm ca bệnh tập trung tại Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi. 

Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles

Nguồn: Tăng cường công tác phòng chống bệnh Sởi - Hoạt động của lãnh đạo bộ - Cổng thông tin Bộ Y tế (moh.gov.vn)

1 Con đường lây nhiễm của bệnh Sởi 

Bệnh sởi được xem là bệnh truyền nhiễm dễ gây bùng phát nhất hơn cả Ebola hay cúm. Bệnh do virut sởi (Polinosa morbillarum) gây nên. Chúng có thể tồn tại ở không khí hay qua bề mặt tiếp xúc lên đến 2 giờ. Lây lan nhanh qua dịch tiết hô hấp do người bệnh hắt hơi sổ mũi. Vì thế, nếu người khoẻ mạnh ở chung với người nhiễm sởi hoặc chỉ tiếp xúc gián tiếp thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao, đặc biệt ở trẻ em hoặc người lớn chưa tiêm phòng.

Dấu hiệu bệnh sởi

2 Những dấu hiệu điển hình khi mắc bệnh Sởi? 

Sau khi tiếp xúc vi rút Sởi, bệnh sẽ tiến triển theo các giai đoạn khác nhau:

  • Thời kỳ ủ bệnh: thường kéo dài 10- 12 ngày có thể lên đến 21 ngày và không có dấu hiệu rõ ràng.
  • Thời kỳ khởi phát: Kéo dài 2-4 ngày  người bệnh chảy nước mũi, ho, sốt cao, mắt đỏ có dấu hiệu của viêm kết mạc, có thể thấy những đốm trắng nhỏ trong khoang miệng hay trong má.
  • Thời kỳ toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày, sau khi sốt cao bệnh bắt đầu phát ban. Sởi xuất hiện ở mặt và sau đó lan ra thân và tứ chi. Khi ban sởi mọc kín người thì cơ thể gần như hết sốt.
  • Thời kỳ phục hồi: Ban phát nhạt màu dần rồi hết hẳn.

Thông thường người mắc bệnh sởi cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại sau 2-3 tuần. Nhưng những người có nguy cơ cao như: trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn chưa được tiêm phòng, phụ nữ mang thai có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phổi, viêm não, sảy thai sinh non ở phụ nữ có thai. 

Bản thân bệnh sởi đã làm hệ miễn dịch cơ thể suy yếu rất nhiều, khiến cơ thể “bỏ quên” cách bảo vệ mình khi bị tấn công, nhất là với sức đề kháng còn non nớt của trẻ nhỏ. Do đó, trẻ em là đối tượng dễ gây tử vong nhất khi nhiễm sởi.

3 Điều trị bệnh sởi thế nào cho hiệu quả? 

  •  Cách ly người bệnh sởi là yếu tố tiên quyết để tránh dịch bùng phát do virus sởi lây lan rất nhanh. 
  • Hiện nay không có thuốc đặc trị cho người nhiễm sởi mà cần tập trung vào điều trị triệu chứng tránh biến chứng cũng như kết hợp chế độ nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. 
  • Bệnh nhân cần được uống đủ nước để không bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy.
  • Trong trường hợp có nhiễm trùng tai và mắt, phổi thì các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh trong phác đồ điều trị. 
  • Ngoài ra để ngăn ngừa tổn thương mắt, giảm nguy cơ tử vong và mù lòa, trẻ em và người lớn mắc bệnh sởi thường được cho bổ sung 2 liều vitamin A cách nhau 24h.

4 Tiêm vắc xin chính là vũ khí ngăn dịch sởi “ tái sinh” 

WHO đã đưa ra những con số chứng minh rất cụ thể lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin sởi đó là đã ngăn ngừa được 56 triệu ca tử vong trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2021. Để tránh bi kịch lặp lại thì tất cả trẻ em và người lớn đều cần được tiêm phòng sởi. Đây là biện pháp phòng bệnh vô cùng hiệu quả an toàn, đơn giản và ít tốn kém nhất.

 Hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc -xin phòng sởi đó là vắc xin sởi đơn và vắc xin 3 trong 1 (Sởi - quai bị - rubella). Tùy vào nhu cầu và từng trường hợp cụ thể sẽ có phác đồ tiêm chủng khác nhau.

 

Đối tượng tiêm

Vắc xin Sởi đơn

Vắc xin 3 trong 1

(Sởi- Quai Bị - Rubella)

Trẻ em

Tiêm mũi đầu tiên cho bé khi được 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại khi bé được 18 tháng tuổi (thường được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng)

Đây là vắc xin phòng 3 bệnh: Sởi - Quai Bị - Rubella:

Tiêm mũi 1 khi bé 1 tuổi

Mũi 2 cách mũi 1 từ 3-6 tháng

ð Đảm bảo tiêm đủ 2 liều trong 2 năm đầu đời

Người lớn

Tất cả người lớn theo chiến dịch phòng bệnh sởi

- Người lớn nên tiêm 2 liều vắc xin MMR, mỗi liều 0.5ml và cách nhau ít nhất 1 tháng (nếu chưa có kháng thể)

- Phụ nữ đang có dự định sinh con thì nên tiêm ngừa sởi, quai bị và Rubella trước khi mang thai 3 tháng là tốt nhất

 

Bệnh sởi tuy nguy hiểm và dễ bùng phát thành đại dịch nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Tại SIM Med - trung tâm tiêm chủng - nhi khoa uy tín trên địa bàn quận Tân Phú, vắc xin 3 trong 1 Sởi – quai bị - Rubella với giá 330.000vnđ/ mũi. 

Hãy tiêm phòng đầy đủ ngay từ ngày hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân!

Danh sách tin tức